X

Lỗi phân tích biểu đồ thường gặp

Khi bước vào giao dịch, phân tích biểu đồ là bài học vỡ lòng đầu tiên cho các nhà giao dịch. Thế nhưng không phải ai cũng được học bài bản. Hoặc áp dụng phân tích biều đồ được chính xác. Từ đó, nảy sinh ra các lỗi phân tích biểu đồ thường gặp. Trong bài viết này sẽ tổng hợp các lỗi phân tích mà anh em hay vướng. Cũng như đề xuất các cách sửa chữa những lỗi này.

1. Phân tích biểu đồ là gì:

Để phân tích được các lỗi sai, anh em cần xác định xem quan điểm về phân tích biểu đồ của mình đúng hay chưa. Phân tích biểu đồ là một nhánh riêng đặc thù của phân tích kỹ thuật. Trong một số trường hợp, người ta cho phân tích đồ thị là phân tích kỹ thuật. Nhưng phân tích đồ thị thì đặc thù hơn, có truyền thống lâu hơn và phân tích đến cốt lõi của sự việc biến động gia.

Phân tích biểu đồ đã có lịch sử lâu đời. Nó có trước khi máy tính ra đời. Hồi đó người ta nhận ra cách để phân tích biểu đồ khi mà các biểu đồ được in dưới những khổ giấy to. Và vì thế mà người ta nhận ra sự tương tự của các chuỗi dao động. Rồi dự đoán xu hướng tiếp theo của chúng. Hành động này đặt nền móng cho phân tích biểu đồ sau này.

Sau này khi có máy tính ghi nhận những điểm tương đồng. Và nhà giao dịch cũng không cần phải đọc biểu đồ trên những trang giấy lớn nữa. Nhưng về bản chất thì phân tích đồ thị vẫn vậy. Nó chính là công cụ hữu hiệu để dự báo thị trường.

2. Lỗi phổ biến trong phân tích biểu đồ:

A. Phân tích đồ thị mang tính chủ quan:

Phân tích biểu đồ mang tính chủ quan cao. Bởi nó được người giao dịch quan sát dựa theo những gì mình có thể thấy. Tuy nhiên, những gì trade nhìn thấy trên bề nổi đó có thể chỉ là ảo ảnh. Do những phân tích này chỉ đến từ những ý kiến chủ quan từ hình ảnh, hình học.

Do có giới hạn về tầm nhìn, có thể nhà giao dịch chỉ nhìn nhận được 1 phần của thị trường. Cũng như ta khó có thể hiểu được ý nghĩa một bức tranh nếu chỉ nhìn thấy 1 phần của nó. Đây chính là điểm hạn chế quyết định của phân tích biểu đồ.

Cách hạn chế:

Vậy làm sao để hạn chế tính chủ quan của phân tích đồ thị này. Câu trả lời vẫn nằm ở việc tìm hiểu kỹ. Anh em cần:

  • Nắm diễn biến chung hiện tại của thị trường.
  • Áp dụng các lý thuyết về các mô hình.
  • So sánh với các luồn ý kiến khác.

Với 3 bước trên, anh em vẫn có thể dùng phân tích biểu đồ hiệu quả. Mà vẫn không bị tính chủ quan lấn át. Tuy nhiên, không khuyến khích các anh em nghĩ thêm hay sáng tạo các mô hình đồ thị mới. Nên sử dụng những gì đã có sẵn. Vì nó đã được kiểm nghiệm là tính tương đồng phổ biến của biểu đồ.

B. Tìm kiếm mô hình trong khi thời gian ngắn.

Quay lại về lịch sử phân tích đồ thị. Người ta đã in biểu đồ ra những trang giấy dài. Từ đó nhận ra và đánh dấu những điểm tương đồng. Tạo nên mô hình và dự đoán được xu hướng tiếp theo của nó. Như vậy nếu khung thời gian không đủ dài, dữ kiện sẽ không đủ để tạo ra điểm tương đồng. Từ đó mô hình và dự đoán giá cũng không khả thi.

Do đó, sai lầm phổ biến tiếp theo khi phân tích biểu đồ là khi trader cố gắng tìm mô hình giá trong thời gian ngắn. Khung thời gian ngắn sẽ không mang lại mô hình ý nghĩa nào. Nó đơn gian là những sóng nhiễu giá. Phân tích đồ thị chỉ có ý nghĩa khi được phân tích trong khung thời gian dài. 

Cách hạn chế:

Nên phân tích đồ thị trong khung từ 1 ngày trở lên. Tất cả nhưng khung còn lại đều là thời gian ngắn.

C. Không đi theo xu hướng chung:

Một lỗi khi áp dụng phân tích đồ thị đó là anh em dùng nhiều các đồ thị đảo chiều nhiều hơn đồ thị xu thế. Tuy nhiên, có một sự thật là mô hình đảo chiều xảy ra ít hơn nhiều so với mô hình xu thế. Vì vậy mà điểm đảo chiều thật sự rất khó tìm được. Lưu ý rằng, còn phải tùy thuộc vào khung thời gian. Có thể khung theo ngày xu hướng là thuận nhưng khung thời gian theo giờ lại có xu hướng khác. Do đó muốn áp dụng mô hình xu hướng thì cần xem xét cả yếu tố khung thời gian.

Cách hạn chế:

Xác định khung thời gian đang đi và xu hướng chung của nó. Nên đi thuận xu hướng. Không nên cố tìm điểm đảo chiều.

D. Không phân tích cơ bản:

 Sai lầm nhiều người xem nhẹ nhất là việc bỏ qua phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản bao giờ cũng quan trọng và nên được làm đầu tiên. Phân tích cơ bản mới là phân tích thực sự nội tại của nền kinh tế và nội tại của tài sản cơ sở. Đây là vấn đề không thể xem thường, nhưng lại bị nhiều nhà giao dịch bỏ qua.

Nhiều nhà đầu tư mới nghiên cứu được một vài mô hình phân tích biểu đồ. Cứ nghĩ là mình vừa nắm bắt được chìa khóa giúp mình làm giàu nhanh chóng. Họ dựa vào phân tích kỹ đồ thị mà họ đã học được một cách rất bài bản những cứng ngắc. Điều này dẫn đến sai lầm to lớn có khi đánh mất cả tài sản vì quá tự tin vào những mô hình mình đang theo.

Cách hạn chế:

Luôn phân tích cơ bản trước. Điều này cho bạn khái niệm tổng quát về thị trường hiện tại. Những khoảng thời gian hay sự kiện có đủ sức mạnh làm biến động giá, dẫn đến phá hủy mô hình đồ thị bạn đang sử dụng.

Kết luận:

Trên đây là những lỗi phổ biến khi phân tích biểu đồ. Các sai lầm đều có chung 1 tính chất đó chính là chủ quan. Không có phương pháp nào luôn đúng, thì phân tích đồ thị cũng vậy. Dù bạn có tự tin về phương pháp của mình đến đâu. Thì cũng nên chừa lại nhiều phần cho việc quản lý vốn khi giao dịch. Điều này có phép bạn sai lầm ở một mức độ nhất định.

Bên cạnh đó, anh em nên chấp nhận rằng sẽ có lúc mình sai lầm. Cho dù đã có sự chuẩn bị kỹ đến đâu. Về cả phân tích lẫn quản lý rủi ro. Nhà giao dịch cần có sự kiên định và lỳ đòn. Không có phương pháp nào luôn thắng, nhưng có tư duy giao dịch cứng rắn, thì bạn đã nắm được một phần thành công rồi.

OlympTradeBlog:

Xem Ý Kiến (18)

  • Các lỗi phân tích biểu đồ này phổ biến lắm. anh em hay bị mà không biết. rồi hay hỏi sao mà dùng phân tích, chỉ báo các kiểu rồi vẫn không có lời

  • Các lỗi phân tích biều đồ này là nhiều người bị rồi. Xuất phát do cũng một tư duy sử dụng biểu đồ. Cùng là biểu đồ nhưng người nhìn ra cái này người nhìn ra cái khác là do có yếu tố chủ quan.

  • Mình không nghĩ giao dịch cổ phiếu có thể dễ dàng như vậy! Điều đó thật tuyệt vời!

  • nhiều nhà giao dịch mắc lỗi trong quá trình phân tích biểu đồ và điều đó thực sự không sao cả.
    không ai được bảo vệ khỏi những sai lầm, đặc biệt là khi hoàn toàn không có kinh nghiệm trước đây trong lĩnh vực này.

  • Mình hoàn toàn đồng ý rằng phân tích biểu đồ trên các khung thời gian nhỏ là khó thực hiện. Và xem xét thực tế là các khung thời gian lớn hơn ảnh hưởng đến các khung thời gian nhỏ hơn theo mặc định; trước tiên, sẽ hợp lý hơn khi phân tích tình huống của các khung thời gian lớn hơn. Và sau đó phân tích các khoảng thời gian nhỏ hơn nếu bạn háo hức làm như vậy.
    Cá nhân mình nhận thấy một điều thú vị trong nền tảng Olymp là mình dễ dàng đọc biểu đồ 1 ngày hơn là biểu đồ 1 giờ. Giả thuyết của mình là biểu đồ 1 giờ hoặc khung thời gian nhỏ hơn bị lộn xộn với các biến động giá mà mình gọi là “tiếng ồn trắng trong ngày”. Trong khi đó ở các khung thời gian 1 ngày hoặc cao hơn, hầu như không có những thứ như vậy.

  • Các bài viết trên blog của Olymp trade không bao giờ hết làm mình ngạc nhiên! Mình đã dành rất nhiều thời gian để nhận ra sự thật đơn giản này - đừng giao dịch ngược xu hướng. Điều này quá đơn giản nên luôn bị phần lớn các nhà giao dịch bỏ qua. Và đó là cách đảm bảo khiến bạn bị thua lỗ.

  • Gần đây, mình đã thử mô hình giao dịch fixed-time vì mình thấy chế độ này khá thú vị về cách thức hoạt động và sự khác biệt cơ bản giữa forex và ftt.
    Mình thấy chế độ này có cơ chế tương tự, nhưng không hoàn toàn. Cả nhà có kinh nghiệm giao dịch gì với chế độ này không? Có ai đã thành công chưa?

    • Có thể hơi phức tạp nếu bạn sử dụng lần đầu, hãy cố gắng thực hiện các giao dịch nhỏ trong vài lần đầu và dần dần bạn chắc chắn sẽ quen với cách thức hoạt động cũng như cách sàn giao dịch này mang lại lợi nhuận cho bạn.

  • Tôi thích cái thứ ba nhất! Dù thế nào đi chăng nữa, bạn phải giao dịch theo xu hướng. Nếu không, bạn sẽ gặp phải tình huống lựa chọn giữa xấu và tồi tệ nhất.

  • Một thách thức khác của phân tích biểu đồ là xác định nhiều mẫu cùng lúc.

  • Bài viết rất hay và thông tin rất đúng. Phân tích biểu đồ là mang tính chủ quan và mọi người phải tự mình gánh chịu rủi ro!

Bài Liên Quan