Kỹ năng quản lý vốn – Kỹ năng sống còn trong Trading

OlympTradeBlog
  1. Thế nào là quản lý vốn?

Quản lý vốn được mô phỏng và được hiểu như một phương pháp tìm ra khối lượng vào lệnh trong một điều kiện nhất định và trường hợp cụ thể nào đó. Quản lý vốn tức là cách chia nhỏ phần tài khoản giao dịch của mình lại để có thể quản lý rủi ro và kiểm soát được các mức độ rủi ro nếu có. Rồi từ đó người giao dịch đồng thời tối ưu hoá lợi nhuận lên được tối đa từ việc quản lý vốn đó.

Một cách giải thích đơn giản khác thì quản lý vốn trong Forex là:

  • Tối đa hóa lợi nhuận
  • Tối thiểu hóa thua lỗ.

Có nghĩa là nhà giao dịch duy trì tỷ lệ risk/reward (liều lĩnh/lời cao) thật sự hợp lý và sử dụng nó trong thời gian dài nhất có thể. Ví dụ là trong 10 lệnh giao dịch thì giả dụ có 6 lệnh thua lỗ, mà có 4 lệnh thắng thì ta cũng đã có lợi nhuận. Ít nhất là nhà giao dịch bảo toàn giữ được trạng thái cân bằng trong mỗi lần giao dịch. Trong một số trường hợp, không lỗ tức là đã thu về lợi nhuận. Điều này hay xảy ra khi thị trường gặp biến động.

2. Vì sao phải quản lý vốn:

Quản lý vốn trong Forex là để nhằm một mục tiêu duy nhất. Đó là:

Tồn tại được lâu trong Forex .

Mục tiêu lớn nhất trong quản lý vốn là đảm bảo cho sự tồn tại. Đó là lý do kỹ năng quản lý vốn là kỹ năng sống còn trong Forex. Vì trong forex, bạn cần tránh các rủi ro khiến bạn bị loại khỏi việc trading. Mục tiêu song song đó là thu nhập từ từ. Và cuối cùng là mục tiêu thứ ba, để tăng mức lời lên. Dù có nhiều mục đích nhưng cuối cùng vẫn phải tồn tại được trước đã.

Có những ví dụ điển hình về việc thất bại trong Forex  thường thấy là đặt toàn bộ vốn vào một giao dịch. Họ tiếp tục giao dịch vẫn cùng khối lượng hoặc hơn mức đó chỉ trong một giao dịch mà thôi. Cái kết là hầu hết người thua lỗ cố gắng thoát khỏi hố sâu mà họ đã tự bỏ tiền vào một chỗ. Quản lý tài chính tốt giúp bạn tránh khỏi cái sai lầm đó ngay từ lúc ban đầu.

Có một sự thất đáng buồn là nếu bạn thua lỗ càng nhiều, bạn sẽ càng khó hoàn vốn. Nếu bạn thua lỗ 10%, bạn cần tới 11% để quay lại mức ban đầu, nhưng nếu bạn lỗ 20% bạn cần tới 25% thu lại để về mức cũ. Và nếu bạn thua lỗ tới 40%, bạn cần kiếm lại tới 67%. Và với mức thua lỗ là 50% bạn cần tới 100% để thu lại như lúc đầu.

Do đó kỹ năng sống còn trong Forex chính là kỹ năng quản lý vốn.

3. Phương pháp quản lý vốn:

Đa số các nhà giao dịch đều cho rằng mỗi cách giao dịch thì sẽ có một phương pháp quản lý vốn riêng. Điều này không sai, nhưng ở mỗi phương pháp quản lý vốn Forex đều có hai điểm chính tương đồng. Đó là việc quản lý vốn là phải đảm bảo 2 yếu tố chính và 2 yếu tố này áp dụng vào bất kỳ phương pháp giao dịch nào:

  • Bảo toàn Balance
  • Bảo vệ lợi nhuận và kiểm soát cảm xúc

Quản lý vốn

a. Bảo toàn Balance: 

Là việc xác định được tỷ lệ stoploss và takeprofit hợp lý. Mình lại lấy ví dụ với 10 giao dịch nếu ta thua liên tiếp 6 lần nhưng chỉ cần ta thắng 4 lần thì ta có thể hòa vốn đến lời.

b. Bảo vệ lợi nhuận và kiểm soát cảm xúc:

Khi một giao dịch ta đang có lợi nhuận (lệnh đang chạy) việc mình cần làm không phải là nhìn lệnh chạy mà ngồi rung đùi, mà là hãy dời stoploss của chúng ta đi gần đến điểm entry, việc làm này giúp ta tối thiểu hóa được thua lỗ hoặc chốt lời một phần. 

Ví dụ cho việc bảo vệ lợi nhuận và kiểm soát cảm xúc:

1) Mình cam kết với bản thân là một ngày chỉ vào tối đa 3 lệnh.

2) Mỗi giao dịch của mình điều có takeprofit 1 và takeprofit 2.

Nhà giao dịch vào Sell EUR/USD với volume: 0.1 lots, có tỷ lệ stoploss = takeprofit 1 và takeprofit 2 = 2 lần stoploss.

Khi giá chạy đến Takeprofit 1 thì nhà giao dịch chốt lời một phần và kéo stoploss về điểm entry và để lệnh tiếp tục chạy kỳ vọng đến takeprofit 2. Đó là bảo vệ lợi nhuận và kiểm soát.

Nếu trong ngày đó nhà giao dịch đã vào 3 lệnh. Nhưng đột nhiên lại thấy có một cặp tiền nào đó có điểm vào lệnh hấp dẫn và tỷ lệ thắng cao, thì nhà giao dịch vào lệnh khi và chỉ khi 2 trong 3 lệnh trước đó đã có lời. Trong tình huống này nhà giao dịch sẽ chốt lời 2 lệnh. Mỗi lệnh 1 phần lời và lấy phần lời này để Buy/Sell cặp tiền thứ tư. Việc này sẻ giúp mình bảo toàn Balance hiện có và chỉ dùng phần lời để giao dịch.

  • Mức độ rủi ro bao nhiêu là được?

Quản lý rủi ro

Hầu hết các nhà giao dịch bị hất văng ra khỏi cuộc chơi bởi một trong hai lý do: sự bất cẩn và cảm xúc. Đây là một vòng lặp rất dễ mắc phải vì cho dù nhà giao dịch đó có thông minh và cẩn thận để vượt qua được sự bất cẩn, trở nên thành công. Nhà giao dịch đó sẽ dễ bị cảm xúc chi phối do chinh phục được chiến thắng. Sự tự tin làm cho nhà giao dịch trở nên tham lam hơn và bắt đầu tăng mức rủi ro trong một giao dịch, và các thua lỗ liên tục sẽ khiến anh ta bị loại khỏi cuộc chiến.

Do đó, ta có thể thấy rằng: Một người chuyên nghiệp không cho phép thua lỗ một phần trăm nhỏ vốn của họ trong một giao dịch. Điều này trở thành kim chỉ nang cho quản lý vốn trong Forex

Bài học ở đây là gì?

Các cuộc khảo sát cho thấy rằng mức rủi ro lớn nhất mà một trader chấp nhận thua lỗ trong một giao dịch thường là 2% vốn của họ. Giới hạn này bao gồm cả phí giao dịch (commission) và slippage. Nếu bạn có tài khoản là $2000, bạn không nên rủi ro quá $40 trong mỗi giao dịch. Đây là con số quan trọng và hay được nhắc đến trong việc quản lý vốn trong Forex.

Ngược lại thì hầu hết những người nghiệp dư đều lắc đầu khi họ nghe được điều trên. 2% đối với nhà giao dịch có số vốn nhỏ sẽ đánh tan giấc mơ làm giàu nhanh của họ. Nhưng thực chất thì phần lớn những nhà chuyên nghiệp với khả năng quản lý vốn tốt, còn cho rằng 2% đã là quá cao rồi. Thông thường mức độ rủi ro họ tạm chấp nhận là dưới 2%, từ 1% cho tới 1.5% vốn cho mỗi giao dịch.

Như vậy, đơn giản áp dụng Quy tắc 2% giúp bạn quản lý vốn trong Forex tốt, tránh được những tổn thất lớn mà thị trường có thể gây ra cho tài khoản của bạn. Cho dù có tới một chuỗi 5 hoặc 6 thua lỗ liên tục cũng sẽ không loại được bạn khỏi thị trường. 

Kết luận

Đúc kết rằng, mỗi khi bạn xem xét một tín hiệu giao dịch, kiểm tra điểm dừng lỗ, nếu điểm cắt lỗ đó lớn hơn 2% vốn của bạn – hãy bỏ qua tín hiệu giao dịch đó, chờ đợi một điểm vào ít rủi ro hơn. Chờ đợi có thể làm giảm đi sự hứng thú của bạn nhưng khả năng lợi nhuận sẽ chắc chăn hơn. Cuối cùng thì việc tồn tại lâu dài trong Forex mới là điều bạn cần khi chơi một cuộc chiến dài. 

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 vote, average: 4,67 of 5)
Loading...

9 Ý KIẾN

  1. Tiên
    20.03.2021 at 12:03 — Trả lời

    Nhiều người không biết quản lý vốn, đánh lớn trong thời gian ngắn. Rồi bị cháy tài khoản mà cứ đổ tại olymp trade lừa đảo

  2. Hoàng Anh
    23.03.2021 at 17:20 — Trả lời

    Khi đầu tư olymp trade, ai đặt mục tiêu kiếm lời là chưa sáng suốt. Trước tiên phải tồn tại bằng quản lý vốn trước. Cái này nên là bài học đầu tiên luôn

  3. Yến
    01.04.2021 at 17:29 — Trả lời

    Quản lý vốn này là sử dụng khi nào vậy Olymp Trade

  4. Luan
    30.12.2021 at 06:49 — Trả lời

    Không quản lý vốn thì chỉ có đốt tiền. Anh em phải biết quản lý vốn trước rồi mới tính đến phương pháp giao dịch. Quản lý vốn lỏng lẻo không có nguyên tắc thì xác định cháy tài khoản nha

  5. Nam Đào
    06.01.2022 at 09:41 — Trả lời

    Quản lý vốn không chỉ nằm ở các nguyên tắc mà còn nằm ở tính kỷ luật của nhà giao dịch. bây giờ mấy ông có đẻ ra chục các nguyên tắc mà không theo cái nào thì xác định cháy tài khoản

  6. Kiên Cường
    21.04.2022 at 10:24 — Trả lời

    Mấy ông nên quan tâm nhiều đến việc quản lý vốn không để vốn bị hao nhiều, nhất là đừng bao giờ để cháy tài khoản, những khi bị cháy tài khoản, rất khó để mình hoàn vốn chứ đừng nói gì là lợi nhuận nữa. Tốt nhất là nên có một bộ nguyên tắc quản lý vốn và không được bỏ qua nhưng cách này

  7. Minh Bình
    30.07.2023 at 10:15 — Trả lời

    mấy ông mới vô cứ chăm chăm làm sao để có lời, nhưng cái quan trọng nhất là quản lý vốn thì mấy ông ít quan tâm. nên mấy ông đó chơi không bền với trading là vậy đó

  8. Kiên Cường
    15.08.2023 at 18:52 — Trả lời

    Cái này nói cũng bằng thừa, ai chả biết là phải quản lý vốn. nhưng thực tế nó khác. Đâu có dễ. Mấy cha nào làm được. Lúc đánh hăng lắm nhưng lúc thua mới tỉnh tỉnh. Lúc ấy mà đòi quản lý vốn thì dở rồi

  9. Linh
    26.10.2023 at 15:25 — Trả lời

    Đúng là kỹ năng quản lý vốn quyết định bạn có sống nổi với forex không nha. đây là kỹ năng có tính kỷ luật cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

แชร์

Kỹ năng quản lý vốn – Kỹ năng sống còn trong Trading